Monday, January 16, 2012

Vẻ đẹp oai dũng của họ nhà mèo


Vẻ đẹp oai dũng của họ nhà mèo

Gọi chúng thuộc họ nhà mèo vì dù chúng có kích thước lớn thì vẫn là hậu duệ của loài mèo nhỏ tồn tại cách 40 triệu năm trước đây. Và vì thế ngoài đặc điểm chung là thú ăn thịt, chúng còn mang đặc điểm của loài mèo thể hiện ở răng, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt.
Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai vệ và dũng mãnh với ánh mắt sắc bén của những chú “mèo lớn” này nhé.
Sư tử ở Botswana (ảnh Beverly Joubert)
Một con sư tử đực trưởng thành đang đi qua vùng đồng cỏ miền châu thổ Okavango của Botswana. Các nhà sinh vật học cho rằng những con đực phát triển cái bờm ấn tượng của chúng ngoài những lý do khác thì một phần là để bảo vệ gáy trong những cuộc giao tranh.
Sư tử Châu Phi (ảnh Chris Johns)
Bảo vệ mãnh liệt đàn hoặc các thành viên gia đình của chúng, những con sư tử đực đi tuần trên một vùng lãnh thổ rộng lớn thường trải rộng khoảng 100 dặm vuông (260 kilomet vuông)
Sư tử Châu Á (ảnh Mattias Klum)
Chỉ còn 200 hoặc chừng đó con sư tử Châu Á tồn tại trong tự nhiên. Một khu bảo tồn thuộc hoàng gia trước đây, rừng Gir của Ấn Độ, là ngôi nhà cuối cùng của loài sư tử này.
Linh miêu (ảnh Norbert Rosing)
Linh miêu được nhận biết bởi chùm lông màu đen trên chóp đôi tai của nó, có chức năng nhưng phương tiện trợ thính.
Mẹ con hổ Bengal (ảnh Michael Nichols)
Một con hổ Bengal mẹ và con của nó đang nghỉ ngơi trong đám cỏ rậm của một đồng cỏ. Những con hổ con còn ở bên mẹ chúng trong hai đến ba năm trước khi phân tán đi tìm lãnh thổ của chúng.
Sư tử ở Kenya (ảnh John Eastcott and Yva Momatiuk)
Sư tử đang bị đe dọa trên hầu hết toàn bộ lãnh thổ của chúng ở Châu Phi. Nhưng không nơi nào mà điều kiện sống của chúng bị nguy hiểm như ở mảnh đất Massai thuộc Kenya, nơi con sư tử đực to lớn này được chụp ảnh. Sư tử ở đó, với số lượng ít hơn 150 con, đang đứng trước hiểm họa bị tuyệt chủng từ những người chăn gia súc ở Massai được cho rằng đang trả đũa bầy sư tử đã làm hại đàn gia súc của họ.
Linh miêu Mỹ hay linh miêu đuôi cộc (ảnh Norbert Rosing)
Linh miêu đuôi cộc, tên được đặt bởi cái đuôi cộc của chúng, có đôi tai giống với người anh em họ nhà mèo của chúng, linh miêu
Báo gêpa (ảnh Chris Johns)
Ánh mắt sắc bén và tốc độ xé gió khiến báo gêpa là một kẻ săn mồi kinh khủng.
Báo gêpa nhảy chồm trên không (ảnh Chris Johns)
Không giống hầu hết các loài động vật săn mồi Châu Phi, báo gêpa săn mồi cả giữa ban ngày. Khi nhắm được con mồi, chúng có thể tăng tốc nhanh hơn hầu hết những chiếc xe hơi: từ 0 đến 60 dặm (96 kilomet) trên giờ chỉ trong 3 giây.
Báo gêpa đang chạy nước rút đuổi theo con mồi (ảnh Chris Johns)
Đạt đến tốc độ 60 dặm (96 kilomet) trên giờ, báo gêpa là loài động vật chạy nhanh nhất trên đất liền. Tuy nhiên, chạy với tốc độ như thế đòi hỏi rất nhiều năng lượng, và báo gêpa không duy trì cú chạy nước rút đó được lâu.
Báo gêpa mẹ và đàn con (ảnh Chris Johns)
Báo gêpa mẹ có đặc thù là sinh một lứa ba con, tất cả chúng đều sống bên mẹ từ một năm rưỡi đến 2 năm trước khi chúng dám tách rời mẹ chúng để tự kiếm ăn. Khi tương tác với con nó, báo gêpa mẹ kêu rừ...ừ...ừ giống như mèo nhà.
Báo mây hay báo gấm (ảnh Peter Weimann/Animals Animals—Earth Scenes)
Loài thú họ mèo Châu Á tuyệt đẹp này được đặt tên theo bộ áo đốm của nó, rất hiếm khi thấy trong tự nhiên và những đặc tính của chúng vẫn còn có nhiều điều bí ẩn. Báo mây đi lang thang săn mồi ở nhiều vị trí thuộc Châu Á, từ những cánh rừng mưa ở Indonesia đến những chân đồi thuộc dãy Himalaya thuộc Nepal. Dù có ít thông tin cho biết về số lượng của chúng, chúng vẫn được cho rằng là loài bị đe dọa tuyệt chủng.
Hầu hết loài mèo rất giỏi leo trèo, nhưng báo mây đứng gần đầu về khả năng này. Loài mèo lớn này thậm chí có thể treo ngược mình dưới những cành cây lớn, sử dụng những bàn chân rộng và những móng vuốt sắc nhọn đảm bảo giữ chặt chúng trên cây.
Mèo nhà (ảnh Laurie McClellan)
Mèo nhà, bất kể nòi giống của chúng thế nào, đều là thành viên của một loài. Felis catus có mối quan hệ với con người từ rất lâu.Những người Ai Cập cổ đã sớm có những con mèo nhà đầu tiên 4000 năm trước.
Mèo rừng Nam Mỹ (ảnh Annie Griffiths Belt)
Mèo rừng Nam Mỹ có lông lốm đốm rất phù hợp để ngụy trang trong những khu rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ.
Báo đốm Mỹ (ảnh Joel Sartore)
Báo đốm Mỹ, loài mèo lớn có quy mô lớn nhất Nam Mỹ, trước đây có ở rất nhiều nơi thuộc Châu Mỹ. Ngày nay chúng chỉ được tìm thấy ở một số ít nơi vùng sâu vùng xa.
Báo (ảnh Beverly Joubert)
Là những kẻ giỏi leo trèo, những con báo thường tha thức ăn của chúng lên cây để bảo vệ khỏi lũ thú ăn xác thối.
Sư tử cái và sư tử con (ảnh Beverly Joubert)
Ba con sư tử cái và 2 con con đang nghỉ ngơi trên bãi cỏ ở vùng châu thổ Okavango của Botswana. Những con cái ở lại đàn để sinh tồn và thường để bảo vệ những con con con của chúng khỏi những con đực, những kẻ sẽ giết chết những con sư tử non khi đi qua lãnh đại của những con đực khác.
Sư tử cái ở Botswana (ảnh Beverly Joubert)
Một con sư tử cái ở vùng châu thổ Okavango của Botswana đang duỗi lưng trong khi các thành viên khác trong đàn đang nằm uể oải bên cạnh. Đàn sư tử có quy mô cỡ từ 2 đến 18 con cái và con con, tất cả đều có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Những con sư tử đực ở Botswana (ảnh Beverly Joubert)
Hai con sư tử đực trẻ tuổi đang nằm trên bãi cỏ ở miền châu thổ Okavango của Botswana. Một đàn sư tử có thể được dẫn đầu bởi một hoặc liên minh lên đến 7 con đực hợp tác để bảo vệ lãnh thổ của nhóm.
Sư tử cái Châu Phi (ảnh Chris Johns)
Những con sư tử cái có bổn phận đi săn mồi cho đàn và cùng làm việc để hạ những con vật chạy nhanh như linh dương đầu bò (wildebeest), ngựa vằn và linh dương. (Wildebeest là loài linh dương thuộc giống Connochaetes, là loài động vật có vú bụng to. Nó là kết hợp các nét đặc trưng của bò và ngựa)
Sư tử cái Châu Phi và những con con (ảnh Chris Johns)
Những chú sư tử con ở bên mẹ chúng cho đến 3 năm, sau đó những con sư tử cái con ở lại đàn trong khi những con đực tách riêng để lập đàn của chúng.
Mẹ con sư tử (ảnh Chris Johns)
Một con sư tử mẹ đang sục mõm vào đứa con của nó trong đồng cỏ Châu Phi. Những con con gia nhập đàn khi chúng có thể đi được – sau khoảng 3 tháng. Tại thời gian đó, vài con sư tử cái nhóm đàn con của chúng, thường sinh ra được ít tuần, hợp lại với nhau.
Sư tử Châu Phi đang liếm láp (ảnh Chris Johns)
Một con sư tử đực đang chải lông bằng cách thường xuyên liếm láp. Màu lông vàng nâu giúp loài mèo lớn này lẫn với cỏ Châu Phi.
Sư tử con Châu Á (ảnh Mattias Klum)
Trước đây phân bố rộng rãi suốt Nam Á và Trung Đông, giờ những con sư tử Châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng. Giống như sư tử Châu Phi, chúng sống thành đàn, với một con đực đầu đàn, vài con cái và những con con.
Sư tử Châu Á rừng Gir (ảnh Mattias Klum)
Là một trong số ít hơn 300 con hoặc chừng đó con sư tử Châu Á còn sót lại trên Trái Đất,  con sư tử trưởng thành này trong Rừng bảo tồn Gir của Ấn Độ đang ngủ trong bóng râm tránh cái nóng buổi chiều.
Sư tử cái Châu Phi trên cây (ảnh Chris Johns)
Một con sư tử cái Châu Phi bị khích động sau một giấc ngủ ngắn, đang gầm gừ trên một cái cây gần sông Zambezi.
Sư tử núi (ảnh Jim & Jamie Dutcher)
Những con sư tử núi không thích chia sẻ lãnh địa của mình và liên tục canh chừng những kẻ xâm lược.
Hổ Siberi (ảnh Joel Sartore)
Nhiều chương trình bảo tồn được thiết lập để cứu những con hổ Siberi đang trên bờ tuyệt chủng với số lượng bị giảm xuống chỉ còn hàng trăm con trong tự nhiên.
Hổ Siberi (ảnh Michael Nichols)
Trong 3 loài hổ còn lại, hổ Siberi là loài có số lượng nhiều nhất. Trong khi chỉ còn từ 400 đến 500 con trong tự nhiên, số lượng loài hổ này được cho là ổn định, và các chương trình bảo tồn đang đưa những con hổ sinh ra trong giam cầm về với tự nhiên.
Báo tuyết (ảnh Michael Nichols)
Cư ngụ ở vùng núi trung tâm Châu Á, báo tuyết là loài hiếm khi được nhìn thấy, với chỉ 6000 con còn lại trong tự nhiên. Chúng bị săn đuổi bởi bộ lông ấm áp tuyệt đẹp và những bộ phận của chúng được dùng trong các bài thuốc cổ truyền của người Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment